Startup ngày càng có xu hướng tăng lên sôi động hơn trong nhiều năm gần đây. Nhưng đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thì mọi chiến lược phát triển của Startup không phải dễ dàng. Vậy, đâu chính là giải pháp cho startup “sống sót”, nhất là trong những giai đoạn đầu tiên?
Khởi nghiệp là chặng đường mới đầy thách thức và khó khăn nhưng nếu vạch rõ những chiến lược, tận dụng lợi thế sẵn có thì có lẽ startup sẽ dễ dàng thành công hơn.
Chiến lược startup nên áp dụng là gì?
- Xác định ý tưởng: việc phân tích, đánh giá ý tưởng startup từ những chuyên gia kinh tế, phân tích thị trường chính là những phản hồi có ý nghĩa để định hướng xây dựng và phát triển phù hợp.
- Tài chính: vấn đề tài chính đối với startup vô cùng khó khăn, việc đưa ra những quyết đoán về tiền bạc để thuê văn phòng, marketing và nhiều khoản chi khác cần sáng suốt. Đối với rất nhiều startup hiện nay, việc tốn nhiều chi tiêu cho chiến lược tạo dựng thương hiệu, phát triển mục tiêu là rất nhiều nhưng nguồn thu lại ít ỏi, thậm chí là không có nguồn vào.
- Chiến lược sales, marketing: ở bất kỳ thời đại nào thì giải pháp cho startup cũng không thể thiếu marketing. Trước đây, các loại hình quảng bá truyền thống được ưa chuộng, nhưng hiện nay các giải pháp marketing online mới chính là xu hướng tiếp cận thị trường, tương tác với khách hàng tiềm năng để thúc đẩy phát triển thương hiệu.
- Yếu tố con người: bên cạnh các chiến lược về tiền bạc, ý tưởng… thì con người mang tính chiến lược thực tế nhất để đẩy mạnh hoạt động doanh nghiệp. Tìm kiếm và lựa chọn nhân viên có kỹ năng, kinh nghiệm và chủ động làm việc với mục tiêu rõ ràng, tạo dựng được mạng lưới khách hàng, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng linh hoạt.
- Ứng dụng sức mạnh của internet: sự phát triển và sức hút của internet chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược kinh doanh hiệu quả của bất cứ ai, đặc biệt đây chính là giải pháp cho startup tạo dựng được nền tảng đặc biệt để xây dựng và phát triển mọi chiến lược, đẩy lùi mọi khó khăn khởi nghiệp mang đến.
Sự phát triển tối ưu của các ứng dụng tìm kiếm và phân tích dữ liệu khách hàng, đến nền tảng quảng bá trên nền tảng di dộng với các kênh hàng đầu như Facebook, Youtube, đến phần mềm tiện ích… đang dần phá bỏ mọi rào cản, mang đến giải pháp thành công cho startup hiện nay.
Vậy, giải pháp công nghệ hỗ trợ Startup là gì?
- Startup trong thời đại công nghệ chính là nhất định phải sở hữu kênh online, trước hết là website. Đây là nơi mà Startup có thể giới thiệu toàn bộ hoạt động, các thông tin về mình, sản phẩm, dịch vụ cung cấp một cách đầy đủ, dễ hiểu nhất. Đồng thời, để gây ấn tượng cho người dùng thì cần chọn những giao diện mới mẻ, sáng tạo hiện đại và sắp xếp thông tin với bố cục khoa học, hướng đến đặc thù riêng.
- Thứ hạng trên công cụ tìm kiếm: xu hướng sử dụng internet để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ ngày càng tăng lên, vì thế việc tăng thứ hạng website lên công cụ tìm kiếm phổ biến như google, bing, yahoo… là nền tảng tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nên tận dụng các tiện ích tối đa từ mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram…
- Sử dụng email chuyên nghiệp: thay vì dùng email cá nhân để liên hệ với khách hàng thì giải pháp chuyên nghiệp hơn cho startup chính là sử dụng hệ thống email trên sever của công ty sẽ đảm bảo sự chuyên nghiệp.
- Quản lý khách hàng: tầm quan trọng của khách hàng là không thể bàn cãi đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt với Startup thì khách hàng chính là cơ hội mang đến sự tồn tại. Do đó, thay vì quản lý khách hàng bằng cách truyền thống mất nhiều thời gian, gặp nhiều sai sót và không kịp thời chăm sóc khách hàng linh hoạt thì với phần mềm CRM chính là hệ thống quản lý khách hàng chặt chẽ hơn nhờ lưu trữ, phân tích khách hàng chuyên nghiệp, nhanh và chính xác.
- Hệ thống thương mại điện tử: mở rộng các tính năng cao cấp hơn để giao dịch hiệu quả, quản lý khách hàng và quản lý toàn bộ hệ thống vận hành là giải pháp cho startup có được lợi ích trong thời đại internet như hiện nay.
Nói rõ hơn, phát triển phần mềm này cho phép mọi giao dịch trực tuyến từ: giỏ hàng, đặt mua hàng, thanh toán, quản lý chăm sóc khách hàng, quản lý các đơn đặt hàng, tiến độ bán hàng của nhân viên, thống kê báo cáo, lợi nhuận…. Đặc biệt hơn, hệ thống phần mềm này tương thích với di động và nhiều thiết bị nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể truy cập và quản lý toàn bộ hệ thống dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.
- Viết ứng dụng di động: ứng dụng này thường được viết để thực hiện chức năng như bán hàng, quản lý nhân sự từ khâu chấm công, giao đầu việc, tình trạng hoàn thành công việc… để chạy trên nhiều dòng điện thoại thông minh như điện thoại Android, điện thoại IOS, điện thoại Windows Phone, điện thoại Blackberry…
Tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh hiện nay chiếm tỉ lệ rất cao, do đó, giải pháp cho Startup không thể bỏ qua ứng dụng này. Đây là cơ hội chọn đúng hướng đi một cách thông minh để nâng cao giá trị phát triển doanh nghiệp.